Cây Huyết giác.
Cây Huyết giác tên khoa học là: Dracaena cambodiana hay còn được gọi với tên dân gian là dứa dại, cau rừng, giác máu, giáng ông, cây xó nhà, ỏi càng (Tày), co ỏi khang (Thái). Đây là một thực vật có hoa trong họ măng tây.
Cây huyết giác cao từ 1 đến 1.5m nhưng trong tự nhiên cây có thể cao đến 10m. Thân cây phân thành nhiều nhánh cây, có đừng kính từ 1.6 đến 2cm với đặt biệt có những cây có đường kính lên tới 20 đến 25cm. Khi cây về già thân hóa thành gỗ trỗng và có màu đỏ.
Lá huyết giác có hình lưỡi kiếm, dài trung bình từ 25 đến 80cm và rộng từ 3-4 đến 6-7cm. Lá có màu xanh tươi, mọc cách nhau và không có cuốn lá. Khi lá già rụng sẽ để lại sẹo trên thân cây. Thường chỉ có một bó lá tụ tập trên ngọn. Cụm hoa mọc thành chùm dài tới 1m, đường kính phía cuống tới 1,5 đến 2cm.

Đặt biệt cây còn có quả và hạt. Hạt cây được bao bọc trong quả, quả có màu xanh khi chín chuyển dần thành màu đỏ cam. Cây huyết giác là một cây dễ trồng, chúng thích nghi được rất nhiều môi trường sống, cây có tốc độ sinh trưởng nhanh, cây ưu sáng và bóng đèn bán phần không hạn chế sự phát triển của cây. Cách nhân giống chiết cành hay giâm cành mọc rất khỏe, bạn có thể trồng cây vào trong chậu trộn lẫn đất cát và đất mùn với nhau và chăm sóc bình thường.
Ý nghĩa của cây huyết giác.
Cây huyết giác được biết đến là một cây có sức sống bền bỉ, và luôn xanh nên nó mang nhiều sinh khí cho căn nhà bạn. Cây huyết giác còn được cho là biểu tượng của sự may mắn, tài lộc cho gia chủ.
Mọi người thường quan niệm là trồng cây huyết giác sẽ giúp cho gia chủ có nhiều may mắn, thuận lợi hơn và nhiều lộc hơn trong công việc. Cây còn cực kỳ hợp với những gia chủ mang mệnh mộc. Cây được xem như là một tấm bùa hộ mệnh đem lại mắn cho các gia chủ mệnh mộc.
Cây huyết giác là cây thân gỗ có sức sống mãnh liệt dáng cây uốn cong tự nhiên tạo nên nét uy nghiêm hùng vĩ. Cây có thể dùng để phối hợp làm tiểu cảnh để giúp tôn lên không gian đó. Cây có thể trồng ở ban công, hành lang, sân thượng, hoặc là tại sân vườn… Đây là một loại cây giúp bạn và gia đình cải thiện không gian giúp nó tươi xanh, mát mẻ hơn và nó còn giúp cải thiện phong thủy nữa đó.
Cách chăm sóc cây huyết giác.
Cây không cần cầu kỳ tốn quá nhiều công sức mà bạn chỉ cần đáp ứng đủ những điều kiện sau là được:
- Đất trồng cây nên sử dụng đất màu mỡ thóat nước tốt hoặc đất mùn vì cây có thể chịu hạn tốt. Bạn cũng có thể trộn cát và đất mùn với nhau cũng được.
- Vì cây có nhu cầu nước thấp nên bạn có thể cách 2 – 3 ngày tưới 1 lần cũng được.
- Cây cũng dễ thích nghi nên bạn không cần quá chú trọng đến nhiệt độ cũng như độ ẩm.
- Cây không cần nhiều ánh sáng, thuộc loại cây ưa bóng. Nếu để trong nhà thì 2 ngày bạn nên cho chúng hướng ra ánh sáng 1 lần giúp lá cây hấp thụ diệp lục luôn có màu xanh bóng bẩy đẹp mắt.
- Dinh dưỡng cứ mỗi 2 tháng bạn pha phân loãng để tưới lên lá và gốc cây để chúng quanh năm tươi tốt.
Cách nhân giống cây Huyết Giác.
Nhân giống cây Huyết Giác Thái người ta sử dụng phương pháp giâm cành. Nếu muốn nhân giống cây bạn nên lựa chọn thời điểm là cuối mùa xuân và đầu mùa hè, khi nhân giống bạn nên lựa chọn cây mẹ có độ thẩm mỹ cao và cành để lấy để nhân giống phải sinh trưởng và phát triển được 2 năm trên cây. Độ dài của một cành giâm có thể từ 5 đến 10cm, bạn gọt bằng đoạn cuối của cành giâm, cắt ngang phần trên và giữ lại lá. Có thể chọn đất cát làm đất giâm, mỗi chậu một gốc, sau đó tưới đẫm nước một lần, duy trì độ ẩm thích hợp. Thường sau khoảng 35 -40 ngày cây sẽ mọc rễ mới và mầm mới, hai tháng sau có thể thay đất và chuyển sang chậu mới.